Với mức tăng trưởng gần 30%/năm, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có rất nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Thực trạng cho mỹ phẩm nội
Nhưng một thực tế đang diễn ra là thị trường mỹ phẩm không có chỗ cho doanh nghiệp nội. Theo Hiệp hội Mỹ phẩm, Hương liệu và Tinh dầu Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm trong năm 2017 đạt gần 6 tỉ USD, tăng gấp đôi so với kết quả của năm 2016.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 500 triệu USD. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do, khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức từ 0 – 5%.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài với nhiều hoạt động nhằm gia tăng thị phần, tìm cách đến gần hơn với người tiêu dùng thì doanh nghiệp trong nước “im lặng”.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng một năm.
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm chưa nhiều, bình quân chỉ 4 USD một người mỗi năm, trong khi Thái Lan là 20 USD. Chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này.

Mỹ phẩm ngoại nhập
Nhiều thương hiệu mỹ phẩm đến từ nước này như The Face Shop, Ohui, Laneige… đã phát triển cửa hàng ở nhiều tỉnh – thành. Khách hàng trẻ đặc biệt yêu thích các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc. Với họ, mỹ phẩm Hàn có chất lượng tốt, giá cả lại phù hợp với túi tiền hoặc do ngôi sao họ hâm mộ làm người đại diện.
Trong khi đó, các thương hiệu đến từ châu Âu như Vichy, Lancome, Loreal… đã có chỗ đứng trong phân khúc cao cấp vẫn không ngừng ra mắt các sản phẩm mới song song với các chương trình chăm sóc khách hàng. Hằng năm, các thương hiệu này đều dành nguồn kinh phí khá lớn kết hợp với các siêu thị giảm giá sản phẩm kèm theo đó là các chương trình hướng dẫn chăm sóc da, sử dụng sản phẩm đúng cách…
Chẳng hạn như tại siêu thị Co.opmart, Big C…, mỗi năm đều có các “lễ hội làm đẹp” mà ngoài giảm giá sản phẩm, khách hàng còn được tư vấn, chăm sóc da, được tặng quà và tham gia nhiều chương trình hoạt náo do các nhãn hiệu mỹ phẩm thực hiện.
Việt Nam là thị trường mới nổi và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Có nhiều lý do giúp thị trường phát triển nhưng quan trọng nhất là GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức trên 6%/năm và xu hướng làm đẹp phát triển không ngừng.
Đặc biệt, Việt Nam còn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại bởi quy mô thị trường tiêu thụ lớn. Đại diện Công ty Nghiên cứu thị trường Neilsen cho biết, hiện dân số Việt Nam đã lên đến hơn 100 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, khoảng 60% trong độ tuổi dưới 35 tuổi. Mặt khác, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang tăng nhanh trong thời gian qua, hiện ước 53,5 triệu đồng/năm (tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016). Chỉ tính riêng kim ngạch xuất nhập khẩu mỹ phẩm trong nước đã tăng nhanh từ 3 tỷ USD năm 2016 lên 6 tỷ USD năm 2017, trong đó, 95% là mỹ phẩm nhập khẩu.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do, khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức từ 0 – 5%.
Discussion about this post